Khó khăn chất chồng
Đạo diễn Lương Đình Dũng (từng làm phim Cha cõng con,ịchsửViệtchưanổibậtvìnhiềutrởngạwales – iran 578: Phát đạn của kẻ điên…) vừa công bố bắt tay thực hiện dự án phim điện ảnh mới mang tên Anh hùng. Phim do Lê Ngọc Minh viết kịch bản, lấy bối cảnh Việt Nam thế kỷ 15, dự kiến ra rạp vào cuối năm 2024. Phim sẽ tái hiện câu chuyện vua Lê Thánh Tông lật lại vụ án Lệ Chi viên, minh oan tội giết vua cho gia đình Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết phim không tập trung khai thác thảm án Lệ Chi viên năm 1442, mà lấy mốc năm 1464 với hành trình "giải oan" của vua Lê Thánh Tông.
Ê kíp đoàn phim hiện đang trong giai đoạn casting (tuyển diễn viên), làm phục trang, đạo cụ… dưới sự cố vấn của các chuyên gia nghiên cứu lịch sử. Lương Đình Dũng chia sẻ anh rất vinh dự khi được thực hiện phim điện ảnh về người anh hùng Nguyễn Trãi, dù biết làm phim lịch sử vô cùng khó khăn về đủ mọi khâu như: kinh phí, dựng bối cảnh, chân dung các nhân vật Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, rồi phục trang, kỹ xảo…
Trước đó, khi công bố làm phim Quỳnh hoa nhất dạ về cuộc đời thái hậu Dương Vân Nga thời Đinh - Tiền Lê, hồi tháng 9.2020, đạo diễn Lý Minh Thắng đã bị cộng đồng mạng phản ánh về những sai lệch trong tạo hình, phục trang của nhân vật Dương Vân Nga do Thanh Hằng thủ vai. Sau đó, đoàn phim đã lên tiếng "sẽ cầu thị lắng nghe, chỉnh sửa trước khi phim bấm máy vào năm 2021". Tuy nhiên, cho đến nay, Quỳnh hoa nhất dạvẫn "án binh bất động". Trả lời PV Thanh Niênvào chiều 24.6, đạo diễn Lý Minh Thắng cho biết: "Do đại dịch Covid-19 kéo dài hơn 2 năm nên dự án cũng bị ảnh hưởng tiến độ. Từ đó đến nay, phần tiền kỳ liên hệ các ê kíp chuẩn bị cho phục trang, tóc, bối cảnh… đã khiến đoàn phim tốn kém hơn 10 tỉ đồng. Chúng tôi cần chuẩn bị nhiều vốn hơn nữa để làm một bộ phim thật chỉn chu, chất lượng. Hiện tại, với tình hình kinh tế lẫn phim ảnh Việt đang xáo trộn thì quả thật khó tìm nhà đầu tư. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức để làm bằng được chứ không bỏ dở dự án, dự kiến cuối năm 2024 sẽ bấm máy". Anh cũng chia sẻ: "Ai bắt tay vào làm phim lịch sử mới biết gian nan thế nào. Vì điều kiện, cơ sở vật chất, mọi khâu để làm phim lịch sử tại Việt Nam chưa có, mọi thứ phải tìm hiểu, mò mẫm từ đầu, nên đầu tư rất tốn kém. Ngay cả kỹ xảo, hậu kỳ nếu phim hiện đại thì đã có khung sẵn, còn phim lịch sử, huyền sử phải vẽ mới hoàn toàn. Khi phim công chiếu còn bị soi mói, phân tích xem có đúng lịch sử không, nên các nhà sản xuất, đạo diễn rất lo ngại".
Khi PV đặt câu hỏi với nhà sản xuất - diễn viên Trương Ngọc Ánh về việc tại sao bộ phim huyền sử về cuộc đời Hai Bà Trưng có tên Trưng Vương (tựa tiếng Anh: She-Kings) công bố dự án từ tháng 10.2019 đến nay chưa có thêm động tĩnh gì, cô cho biết: "Trưng Vươngvẫn đang trên đường tiến hành mọi thứ chứ không hủy và sẽ do người đồng hành ban đầu là Janet Ngô sản xuất chính, tôi chỉ là người support (hỗ trợ). Hiện đạo diễn Phillip Noyce (từng làm phim Người Mỹ trầm lặng) đang sát cánh với Janet Ngô cho dự án này trong việc chỉnh sửa kịch bản cùng nhiều khâu khác, và có thể ông sẽ là đạo diễn hoặc đồng sản xuất phim. Phim này kinh phí không thể ít hơn vài chục triệu USD, nên mọi thứ đang tính toán kỹ lưỡng hơn, cả về phát hành quốc tế, và bản thân câu chuyện, hình ảnh phim sao cho có tính thương mại nhưng vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa Việt".
Để dòng phim lịch sử, huyền sử Việt khởi sắc và có dấu ấn hơn
Vào tháng 12.2022, Huyền sử vua Đinh về anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh (đạo diễn Anthony Võ) - phim điện ảnh lịch sử hiếm hoi ra mắt phòng vé Việt trong những năm trở lại đây - chỉ thu hơn 42 triệu đồng sau 1 tuần chiếu ngoài rạp. Phim bị khán giả chỉ ra hàng loạt lỗ hổng, thiếu sót về mặt hình ảnh, nội dung; và đạo diễn cũng thừa nhận còn nhiều điểm chưa hoàn thiện vì kinh phí sản xuất hạn hẹp. Phần lớn khán giả chia sẻ họ sẵn sàng ủng hộ phim lịch sử nước nhà nếu được tạo ra từ đội ngũ làm phim có tâm, có tầm; nhưng sẽ "nói không" với những tác phẩm kém chất lượng, thiếu chỉn chu.
Hiện tại, được biết có một số phim lịch sử đã quay xong hoặc đang tiến hành thực hiện, đó là: phim về danh nhân văn hóa Đoàn Thị Điểm của hàng phim Hồng Ngát, phim về anh hùng Tây Sơn của ê kíp đạo diễn Bá Cường, về Nam Phương hoàng hậu của Hãng V Pictures. Nói về việc làm thế nào để dòng phim lịch sử, huyền sử Việt khởi sắc và có dấu ấn hơn, đạo diễn Lý Minh Thắng bày tỏ: "Muốn đạt chất lượng hơn thì phải qua số lượng trước. Phải có nhiều người cùng làm thì mọi khâu mới được xây dựng từ từ thành một thị trường, như vậy chi phí mới thấp. Đồng thời, khán giả cần có cái nhìn công tâm, cởi mở hơn cho phim lịch sử Việt trong việc phê bình, đánh giá, bởi sử Việt có nhiều giai đoạn thiếu tư liệu chính xác và ngay cả khi có tài liệu thì lên phim cũng sẽ có nhiều góc nhìn từ sự sáng tạo của người làm phim. Vì thế, sau khi tính toán, chúng tôi chọn thể loại cho phim Quỳnh hoa nhất dạlà phim tiểu sử nhân vật lịch sử với các sự kiện bám sát lịch sử, nhưng nội tâm nhân vật có thể hư cấu theo góc nhìn mà kịch bản phim hướng đến. Chúng tôi luôn biết kỳ vọng của khán giả dành cho phim lịch sử cao hơn, nên một khi bắt tay vào làm phim lịch sử thì chúng tôi đã có cái tâm muốn làm cho thật tốt, với mục tiêu giúp cho khán giả trẻ ngày càng quan tâm, yêu thích lịch sử Việt cũng như dòng phim này tại Việt Nam".
Diễn viên Trương Ngọc Ánh nói thêm: "Nhà nước cũng nên có những chính sách, tạo các điều kiện tốt để ủng hộ dòng phim lịch sử, như về phim trường, ngân sách nếu dự án đó xứng đáng. Thị trường làm phim tại Việt Nam non trẻ, không chuyên về cổ trang, lịch sử như điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, nên rõ ràng không phải tư nhân chỉ cần bỏ nhiều tiền là có thể làm hay dòng phim này. Tất cả phải được chuẩn bị kỹ cả một quá trình, chứ không thể vội vàng. Tôi nghĩ giai đoạn sơ khởi của dòng phim này tại Việt Nam, có được một xuất phẩm đàng hoàng đã là đáng mừng. Theo tôi, ngoài những yếu tố bề nổi như tạo hình bối cảnh, kỹ thuật... thì tinh thần truyền tải, nội dung cốt lõi, cách kể chuyện vẫn là yếu tố chính thu hút khán giả, đặc biệt là người trẻ đến với phim sử Việt. Điều này đòi hỏi tư duy làm phim sáng tạo, nghiên cứu và tiếp cận sử Việt một cách chỉn chu của nhà sản xuất".